Trước khi có thể bước sang Mỹ thực hiện ước mơ du học, du học sinh cần phải có cho mình “tấm vé thông hành” mà cụ thể ở đây là visa du học để có thể bước sang “đất nước cờ hoa”.
Tuy nhiên, xin visa du học Mỹ được xem là “khó nhằn” bởi những lời “truyền tai” của cộng đồng du học sinh về tỷ lệ đậu visa du học Mỹ không hề dễ dàng bởi những quy trình, thủ tục phức tạp và độ khắt khe của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc xét duyệt visa.
Hãy cùng QTS Study Abroad “giải mã” về tỷ lệ đậu visa du học Mỹ và những cách giúp tăng tỷ lệ đậu thị thực trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Nắm rõ hồ sơ xin visa du học Mỹ bao gồm những gì
Một bộ hồ sơ xin visa du học Mỹ bao gồm những gì là thắc mắc của nhiều phụ huynh, học sinh. Cùng QTS Study Abroad điểm qua các giấy tờ cụ thể trong một bộ hồ sơ du học thông thường nhé!
1.1. Giấy tờ theo yêu cầu từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ
Bộ hồ sơ theo yêu cầu từ Lãnh sự quán Mỹ bao gồm:
- Thư mời nhập học bản gốc (I-20), đủ chữ ký của đại diện trường cấp và du học sinh
- Giấy xác nhận/ hoặc trang xác nhận đã hoàn thành mẫu đơn DS-160
- Hộ chiếu gốc còn hiệu lực tối thiểu 6 tháng và trống ít nhất 2 trang
- Ảnh kích thước 5x5cm, nền trắng (1 ảnh) kẹp góc trái tờ xác nhận DS-160
- Biên lai xác nhận đã đóng phí SEVIS
- Giấy xác nhận lịch hẹn phỏng vấn sau khi đã đóng phí trên trang web của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ
1.2. Giấy tờ cá nhân và học vấn
- Giấy khai sinh (bản gốc)
- Sổ hộ khẩu
- Hộ chiếu của bố hoặc mẹ
- Bảng điểm hoặc học bạ các cấp học (tính đến thời điểm làm hồ sơ)
- Bằng tốt nghiệp các cấp học
- Chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu như IELTS, TOEFL hoặc các chứng chỉ liên quan
- Các loại giấy tờ khác như bằng khen, chứng nhận tham gia hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, từ thiện; hoặc huy chương tham gia các cuộc thi cấp trường/ quận/ thành phố/ quốc gia
- Chứng chỉ SAT, GMAT hoặc ACT,… (nếu có)
1.3. Giấy tờ chứng minh tài chính
Chứng minh tài chính không thể thiếu khi xin visa du học, các giấy tờ cần có khi chứng minh gồm:
- Hồ sơ chứng minh thu nhập như: Sao kê số dư trong tài khoản ngân hàng/ sổ tiết kiệm; Giấy tờ đóng thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế kinh doanh; Phiếu lương/ sao kê tài khoản nhận lương trong vòng 3-6 tháng gần nhất
- Giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu như: Quyền sở hữu bất động sản (đất hoặc nhà ở); Các hợp đồng góp vốn; Chứng nhận sở hữu xe, tàu,…
2.Tăng tỷ lệ đậu visa du học Mỹ nhờ nắm rõ quy trình xin visa du học Mỹ
Nắm rõ quy trình xin visa du học Mỹ sẽ giúp bạn có được hình dung tổng quát về các bước mà mình sẽ phải thực hiện cho đến khi hoàn tất quá trình xin visa du học Mỹ, để bạn có thể dễ dàng theo dõi dựa vào đó thực hiện quy trình xin thị thực một cách suôn sẻ nhất.
Bước 1: Xin thư mời nhập học I-20 của trường tại Mỹ
Sau khi đã định hướng được ngành và trường học tại Hoa Kỳ, tiếp theo bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ uy tín để xin thư mời nhập học (I-20) của trường đó. Thông thường, các giấy tờ cần thiết khi gửi đơn xin I-20 bao gồm: học bạ, bằng cấp, chứng chỉ học tập, chứng chỉ ngôn ngữ cần thiết. Tuy nhiên, một số trường sẽ có những yêu cầu khác về giấy tờ.
Bước 2: Điền mẫu đơn DS-160
Mẫu đơn Nonimmigrant Visa Electronic Application (DS-160) là mẫu đơn được cấp cho riêng từng trường hợp khi xin thị thực. Số mã vạch trên trang xác nhận mẫu DS-160 là điều kiện bắt buộc để xin đặt hẹn phỏng vấn với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Và do đó, mẫu DS-160 phải được hoàn thành và nộp trực tuyến trước cuộc phỏng vấn.
Lưu ý: Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các đơn viết tay hoặc đánh máy và bạn sẽ không được phép tham dự cuộc phỏng vấn nếu không có trang xác nhận Mẫu DS-160.
Khi bạn ký bản điện tử DS-160, đồng nghĩa với việc bạn xác nhận rằng tất cả thông tin là chính xác. Với bất kỳ thông tin nào bị sai có thể khiến bạn không đủ điều kiện nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Do đó, bạn phải kiểm tra kỹ xem tất cả các câu trả lời của bạn có chính xác chưa và chắc chắn rằng bạn không bỏ sót bất kỳ thông tin nào.
Lưu ý khi thực hiện mẫu đơn DS-160:
- Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán bạn chọn ở phần đầu của Mẫu đơn DS-160 phải trùng với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nơi bạn đặt lịch hẹn phỏng vấn.
- Bạn nên sử dụng video hướng dẫn bằng tiếng Việt để giúp điền đơn DS-160. Tất cả các câu hỏi phải được trả lời bằng tiếng Anh, chỉ sử dụng các ký tự tiếng Anh, trừ khi bạn được yêu cầu cung cấp tên đầy đủ của mình theo bảng chữ cái mẹ đẻ.
- Bạn được yêu cầu tải lên một bức ảnh được chụp trong vòng sáu tháng. Hướng dẫn chi tiết để chụp và gửi ảnh chất lượng có trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại đây.
- Nếu bạn ngừng việc hoàn thành mẫu đơn trên ứng dụng trong hơn 20 phút, phiên của bạn sẽ hết hạn và bạn sẽ phải bắt đầu lại (trừ khi bạn đã ghi lại số Mã số Đơn xin của mình hoặc đã lưu đơn của mình vào một tệp trên máy tính.) Mã số Đơn xin được hiển thị ở góc trên cùng bên phải của trang. Nếu bạn cần đóng trình duyệt trước khi gửi đơn đăng ký, bạn sẽ cần mã số ngày này để tiếp tục đăng ký.
- Mẫu đơn DS-160 đã hoàn thành sẽ dẫn đến một trang xác nhận mã vạch chữ và số. Bạn in trang xác nhận này ra vì nó sẽ được yêu cầu xuất trình trong cuộc phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
- Khi bạn đã in trang xác nhận mã vạch, hãy nhấn nút “Quay lại” trên trình duyệt web của mình và sau đó gửi email bản sao dự phòng của DS-160 cho chính mình. Tệp được gửi qua email sẽ ở định dạng PDF, yêu cầu Adobe Acrobat để xem hoặc in.
Mẫu đơn DS-160 trực tuyến TẠI ĐÂY
Bước 3: Nộp lệ phí xin visa
Lệ phí xin visa du học Mỹ bao gồm: phí xin thị thực và phí SEVIS
- Phí xin thị thực du học Mỹ
Theo thông tin từ Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hòa Kỳ, hầu hết tất cả ứng viên khi xin thị thực (kể cả trẻ em), đều phải trả lệ phí xin thị thực và đây là lệ phí bạn cần phải thanh toán cho dù visa có được cấp hay là không.
Lệ phí nộp đơn xin thị thực được áp dụng cho 1 đơn xin thị thực.
Bảng quy đổi tỷ giá tại Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ
Tỷ giá hối đoái | 24,000,000 VND = 1 USD |
Tỷ giá hiện tại có hiệu lực đến | 20/08/2023 |
Bảng lệ phí một số loại visa du học Mỹ từ Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
Lệ phí (USD) | Lệ phí (VND) | Loại visa | Mô tả |
$185 | 4.440.000 VNĐ | F | Thị thực du học sinh (học thuật – academic) |
$185 | 4.440.000 VNĐ | J | Thị thực diện trao đổi (Exchange Visitors) |
$185 | 4.440.000 VNĐ | M | Thị thực du học sinh (học nghề – vocational) |
Tóm lại, lệ phí xin visa du học Mỹ cho du học sinh sẽ là $185 USD (~4.440.000 VNĐ). Xem hướng dẫn đóng phí visa TẠI ĐÂY
- Phí SEVIS
Hệ thống thông tin sinh viên và Khách trao đổi (The Student and Exchange Visitor Information System – SEVIS), là một hệ thống dựa trên Internet theo dõi những người tham gia thị thực F, M và J (và các thành viên gia đình) từ thời điểm bạn nhận được I-20 hoặc DS-2019, cho đến khi tốt nghiệp/rời trường hoặc kết thúc/rời khỏi chương trình học tại Hoa Kỳ.
Bạn sẽ phải trả một khoản phí SEVIS riêng ngoài phí xin thị thực. Đối với du học sinh Mỹ có mẫu I-20, phí SEVIS là $350 USD. Bạn không thể thanh toán tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Hướng dẫn thanh toán phí SEVIS có thể được tìm thấy TẠI ĐÂY.
Bước 4: Đặt lịch hẹn phỏng vấn
Đặt lịch hẹn phỏng vấn với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ TẠI ĐÂY. Bạn sẽ cần những thông tin sau để sắp xếp lịch hẹn của mình, bao gồm:
- Số hộ chiếu của bạn
- Số biên nhận từ biên lai thu lệ phí visa của bạn
- Số mã vạch 10 chữ số từ trang xác nhận DS-160 của bạn sau khi bạn hoàn tất điền đơn DS-160 trực tuyến.
Sau khi đặt lịch hẹn, bạn đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian phỏng vấn xin thị thực của bạn.
Khi đi phỏng vấn, bạn cần mang theo:
- Bản in của thư hẹn;
- Bản in trang xác nhận DS-160;
- x1 bức ảnh được chụp trong vòng sáu tháng;
- Hộ chiếu hiện tại của bạn và tất cả hộ chiếu cũ của bạn (nếu có);
- Biên lai thanh toán lệ phí thị thực gốc.
Khi nộp đơn xin visa, bạn được yêu cầu phải tải lên 1 bức ảnh chân dung được chụp trong vòng 6 tháng để hoàn thành và nộp mẫu đơn DS-160 trực tuyến. Đồng thời, bạn cũng cần mang theo một bản sao ảnh của mình đến Đại sứ quán ở Hà Nội hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM vào ngày phỏng vấn.
Lưu ý: Nếu bạn lo ngại về tính bảo mật, bạn nên để tài liệu của mình trong một phong bì dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không cung cấp thông tin của bạn cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật thông tin của bạn.
Lưu ý: Yêu cầu về ảnh chụp chân dung:
- Kích thước ảnh của bản phải có hình vuông
- Kích thước tối thiểu là 600 pixel x 600 pixel (chiều cao x chiều rộng). Kích thước tối đa là 1200 pixel x 1200 pixel
- Ảnh được chụp trên nền trắng
- Ứng viên không được phép đeo kính khi chụp ảnh.
Tham khảo kỹ các yêu cầu khi chụp ảnh thị thực TẠI ĐÂY.
Xem thêm >>> Lưu ý về thị thực Mỹ: Visa Mỹ có thời hạn bao lâu?
4. Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ giúp tăng tỷ lệ đậu visa du học Mỹ
Phỏng vấn visa du học Mỹ với Đại sứ quán và Lãnh sự quán là bước cuối cùng để quyết định kết quả hồ sơ của bạn có được cấp phép hay không. Và đây cũng được xem là bước mà hầu hết các du học sinh đều lo lắng nhất.
Tuy nhiên, QTS Study Abroad có một số thông tin và lời khuyên giúp du học sinh có thể giảm bớt căng thẳng và tăng tỷ lệ đậu visa du học Mỹ.
4.1. Những lưu ý trong ngày phỏng vấn visa du học Mỹ
- Chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng các giấy tờ bắt buộc
- Chuẩn bị trang phục thoải mái, đơn giản, gọn gàng, lịch sự, chỉnh chu. Với nam giới, bạn có thể mặc quần tây, áo sơ mi. Đối với nữ giới, bạn có thể mặc sơ mi, váy công sở, tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không nên mang váy ngắn quá gối.
- Ở Đại sứ quán và Lãnh sự quán sẽ không giữ balo hoặc túi xách, do đó, bạn nên hạn chế mang theo balo, túi xách quá lớn.
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin trước buổi phỏng vấn.
4.2. Tham khảo trả lời câu hỏi phỏng vấn visa du học mỹ
Trong buổi phỏng vấn, các viên chức cấp thị thực tại Lãnh sự quán sẽ cố gắng tìm hiểu xem bạn có thực sự đến Hoa Kỳ với mục đích học tập hay không. Vì thế, các phần quan trọng được đề cập trong cuộc phỏng vấn bao gồm các câu hỏi về:
- Trường cao đẳng/ đại học bạn sẽ theo học;
- Chủ đề về tài chính, gia đình và người thân;
- Chủ đề về công việc và dự định về nghề nghiệp trong tương lai của bạn.
Thời gian cho một cuộc phỏng vấn không cố định, có trường hợp chỉ vào và được hỏi một số câu cơ bản, Lãnh sự quán đã có quyết định cho bạn đi hay không; Tuy nhiên, có một số trường hợp, Lãnh sự quán sẽ đặt nhiều câu hỏi hơn để có thể đưa ra quyết định kết quả cuối cùng.
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến mà QTS Study Abroad tổng hợp mà bạn có thể bạn tham khảo. Bạn nên lưu ý rằng, dưới đây chỉ là một số câu hỏi gợi ý và không thể đảm bảo bạn sẽ được hỏi những câu chính xác như vậy trong buổi phỏng vấn.
Phần 1: Thông tin về học vấn, trường Cao đẳng/ Đại học mà bạn sẽ học
- Vì sao bạn lại chọn Mỹ là quốc gia sẽ đi du học? Tại sao bạn không chọn học ở một quốc gia khác?
- Bạn đã nộp đơn vào bao nhiêu trường đại học và vì sao?
- Tên của trường cao đẳng hoặc đại học mà bạn dự định theo học là gì? Tại sao bạn lại chọn học tại trường đại học/ cao đẳng này mà không phải là trường khác?
- Vì sao bạn lại biết đến trường đại học/ cao đẳng mà bạn chọn theo học?
- Hãy cho chúng tôi biết thêm về trường đại học của bạn: Nó ở đâu, bạn đã học bằng cấp nào hoặc bạn dự định học bằng cấp nào?
- Cung cấp cho chúng tôi (Lãnh sự quán) hồ sơ học tập của bạn.
Phần 2: Thông tin về nền tảng kinh tế và chứng minh tài chính.
Đây là một trong những phần được xem là quan trọng nhất và bạn cần phải chuẩn bị câu trả lời một cách trung thực, rõ ràng, chính xác nhất trước Lãnh sự quán. Ở phần này, người cấp thị thực muốn biết rằng liệu bạn có nguồn hỗ trợ tài chính cho việc học tập của mình tại Hoa Kỳ hay không.
Ở phần này, bạn cần chuẩn bị và mang theo bản sao kê ngân hàng, các giao dịch, sổ tiết kiệm, các tài liệu liên quan đến tài chính khác mà bạn nghĩ rằng có thể đưa cho Lãnh sự quán như một bằng chứng chứng minh những điều bạn nói là có cơ sở, chứng minh đúng đắn.
Một số câu hỏi mà QTS Study Abroad gợi ý như sau:
- Ai là người sẽ chi trả cho việc du học của bạn?
- Công việc của bố mẹ bạn là gì? Bố mẹ bạn kiếm được bao nhiêu tiền một tháng?
- Thu nhập hàng tháng/ hàng năm của gia đình bạn là bao nhiêu?
- Chi phí học tập một năm tại trường của bạn là bao nhiêu?
- Sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng của bố mẹ bạn hiện có bao nhiêu?
- Bố mẹ bạn có tài sản đầu tư khác không? (ví dụ như nhà cửa, đất, ô tô và các tài sản đầu tư khác)
- Nếu bạn dự định ở lại trong hai hoặc ba năm, bạn sẽ chi trả cho việc học và sinh hoạt của mình như thế nào?
Phần 3: Thông tin về gia đình
Đối với phần phỏng vấn này, bạn cần trả lời trùng khớp với những gì bạn đã khai trong mẫu đơn DS-160. Chẳng hạn như, nếu bạn có người thân ở Hoa Kỳ, hãy nói với họ rằng bạn có người thân ở đó, đừng nói sai lệch đi vì điều đó có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối.
- Bạn có anh chị em gì không? Nếu có, bao nhiêu? Có ai trong số họ đang sống ở Hoa Kỳ hay bạn có bất kỳ người thân nào khác sống ở Hoa Kỳ không?
- Tại sao anh/chị của bạn sống ở Hoa Kỳ? Họ làm gì ở đây, làm việc hay học tập ở đây?
- Cha mẹ/anh/chị/em của bạn đã hoàn thành bất kỳ nghiên cứu nào chưa? Bạn hãy nêu cụ thể?
- Bạn có họ hàng ở Hoa Kỳ vậy họ đang ở thành phố/ bang nào?
- Bố mẹ bạn có đủ khả năng chi trả cho việc học tập của bạn ở Hoa Kỳ hay không khi gia đình bạn còn có anh/ chị/ em nữa?
- Bạn có người thân nào học cùng trường đại học mà bạn dự định theo học không?
Phần 4: Thông tin về dự định tương lai
Những câu hỏi ở phần này sẽ chú trọng về việc bạn đưa ra suy nghĩ về những dự định của bạn sau khi tốt nghiệp, và liệu bạn có đến Hoa Kỳ để ở lại lâu hơn hay không.
- Bạn sẽ làm gì sau khi học xong chương trình ở Mỹ? Sau khi học xong, bạn có định ở lại Mỹ làm việc không?
- Bạn có trở về Việt Nam sau khi học xong không?
- Bạn dự định ở lại Mỹ bao lâu sau khi học xong?
- Nếu bạn đang đi làm, tại sao bạn lại có kế hoạch rời bỏ công việc hiện tại để đi du học?
- Vui lòng cho chúng tôi xem CV của bạn hoặc bất kỳ giấy tờ nào khác thể hiện kinh nghiệm làm việc của bạn.
- Bạn có kế hoạch làm việc trong khi học tập không?
Đăng ký tư vấn
5. Tóm lại
Không có điều gì có thể chắc chắn cho tỷ lệ đậu visa du học Mỹ của bạn. Tuy nhiên, điều mà du học sinh có thể làm để có thể đảm bảo rằng quá trình xin thị thực được diễn ra suôn sẻ chính là chuẩn bị thật kỹ càng, đầy đủ bộ hồ sơ xin thị thực và cuộc phỏng vấn với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán.
Phía trên là toàn bộ thông tin về xin visa du học Mỹ mà bạn cần nắm. Có thể thấy, quá trình chuẩn bị một bộ hồ sơ chỉnh chu, đầy đủ có thể mất của bạn nhiều thời gian và công sức nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm chuẩn bị giấy tờ, thủ tục xin visa du học Mỹ trên.
Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình xin visa du học Mỹ, đồng thời nhận những lời khuyên, “tips” hữu ích nhằm tăng tỷ lệ đậu visa du học Mỹ, bạn hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia QTS Study Abroad để được hỗ trợ chuẩn bị một bộ hồ sơ du học hoàn hảo, chỉnh chu, chi tiết và chuyên nghiệp nhất nhé.
Mời bạn xem thêm: